This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

HÌNH ẢNH

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

BAND NHẠC TẠI HÀ NỘI HOTLINE 0977998241

Ban nhạc flamenco Hà Nội - Band nhạc tại Hà Nội


LINH HỒN CỦA MỘT BỮA TIỆC CHÍNH LÀ ÂM NHẠC

Live-music theo phong cách Flamenco - Latin với theme đen, trắng, đỏ hay Hawaii sặc sỡ với các anh chàng cao bồi, những cô vũ công bốc lửa và một vài giọng hát live sôi động, bùng cháy sẽ khiến đêm tiệc của bạn trở nên đầy màu sắc và vô cùng quyến rũ
Hãy nhấc máy  liên hệ  sẽ giúp bạn tạo nên sự hoàn hảo, call to 0977998241 Mr.Trung (events manager) for booking show




BAN NHẠC SỰ KIỆN TẠI HÀ NỘI HOTLINE 0977998241

Band nhạc sự kiện tại hà nội
       Ban nhạc flamenco The sound  t.p hà nội chuyên  Hòa tấu  New flamenco , chuyên hát nhạc Latin Anh , Pháp ,Ý 
        Tây Ban Nha ,  Brazil , Cuba ,  Hàn Quốc ,  Nhật Bản ,  Đài Loan , Ấn Độ ,  TQ  ,VN. 
       Ban nhạc flamenco Hà nội the sound  chuyên biểu diễn các thể loại :   Samba , Salsa , Bachata ,  A&B , Pop 
        Cha cha cha , Tango  , Soul , Poprock , Rock Balad , Rock& Roll ...
Ban nhạc flamenco the sound t.p Hà nội  chuyên biểu diễn events  :
        Hội nghị khách hàng  -  Giới thiệu sản phẩm  -  Hội thảo  -  Gala dinner  -  Tiệc Tổng kết cuối năm  - Tân niên 
        Tất niên - Lễ khai trương - Khánh thành - Động thổ - Lễ trao giải Golf  - Kỷ Niệm  ngày thành lập  -  Lễ 2/9
        Lễ 30/4  -  lễ hội Trung Thu - Lễ hội Halloween  - Giáng sinh Tết Tây  -  Giao thừa - Tiệc cưới - Sinh nhật ...
     Ban nhạc flamenco the sound t.p Hà nội   đã từng biểu diễn nhiều sự kiện lớn tổ chức tại khách sạn
        5 sao , resort và các sân khấu lớn trên trên toàn quốc. 
        từng biểu diễn cho các công ty thuộc nhiều ngành nghề  :  Dược phẩm,
        Tài chính ngân hàng , sàn bất động sản , ngành y, Dầu khí , Ô Tô , Mô tô , Xây dựng , Công nghệ ,tin học
        Điện tử, ngành du lịch , Vận tải biển , Hàng không , Giáo dục , trường đại học , các hệ thống siêu thị , Hội chợ
        Triển lãm Quốc tế ,Trung tâm Điện máy Thiên Hòa , Điện máy Phan Khang ,Điện máy Nguyễn Kim , Nội thất ..
luôn cập nhật những bài hát"hot"thỏa mãn theo yêu cầu thưởng thức
        của Qúi vị . Phong cách và trang phục màu sắc đẹp phù hợp từng sự kiện , đúng thời điểm tổ chức sự kiện..
        Ban nhạc flamenco the sound   t.p Hà nội  là tài năng cùng với niềm đam mê nghệ thuật và sự nhiệt tình của từng
        thành viên trong ban nhạc , đưa quí vị đến cảm giác thưởng thức nghệ thuật chất lượng đỉnh cao ,ấn tượng 
                      Qúi Công ty, tập đoàn và cá nhân có nhu cầu xin vui lòng liên hệ :      trungartflamenco@gmail.com

                      Số ĐT   :  0977998241  Mr. Trung  Trưởng ban nhạc 

                                        Xin chân thành cảm ơn !









Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Ban nhạc flamenco ha noi -cho thuê ban nhạc Flamenco

Ban nhạc flamenco ha noi -cho thuê ban nhạc Flamenco và tất cả các ban nhạc khác
Chúng tôi chuyên tư vấn, lên kế hoạch và tổ chức sự kiện (tổ chức Event), các sự kiện giải trí chuyên nghiệp, cho thue ban nhac, cho thuê ban nhạc Flamenco, cho thuê ban nhạc acoustic, cho thuê ban nhạc cổ điển và bán cổ điển, cho thuê ban nhạc Cuba, cho thuê ban nhạc Jazz, cho thuê ban nhạc Philippines, ….. tại thành phố Ha noi và các tỉnh trên toàn quốc.
Ban nhạc Flamenco là ban nhạc như thế nào?
Với tính nghệ thuật đặc sắc riêng của ban nhạc Flamenco sẽ đưa khán giả phiêu du cùng giai điệu của ban nhạc Flamenco, lúc ngọt ngào trầm lắng, lúc sôi nổi, hân hoan của những người dân digan hoang dã đó chính là ban nhạc Flamenco. Khi nói đến ban nhạc flamenco không ai có thể quên hình ảnh cây đàn guitar huyền thoại, là linh hồn của loại nghệ thuật này nó mang cho ta một cảm giác đơn sơ mộc mạc nhưng nhiều lúc nó lại mang cho ta những bản nhạc sôi nổi, hào hứng, cháy bỏng, cuồng nhiệt nhưng đầy tính nghệ thuật hấp dẫn.



Ban nhạc Flamenco ma Chúng tôi cung cap , cho thuê là những ban nhạc chuyên nghiệp
Những ban nhạc Flamenco của Chúng tôi là những bạn nhạc Flamenco được tuyển chọn rất kỹ lưỡng, từ các thành viên của ban nhạc, các bài hát biểu diễn, phong cách biểu diễn chuyên nghiệp, với những ban nhạc Flamenco của Chung toi chắc chắn sẽ mang đến cho khách hang một cảm giác an tâm và hưởng thụ chọn vẹn một buổi biểu diễn đặc sắc.
Ban nhạc Flamenco của Chúng tôi đã biểu diễn tại hầu hết các khách sạn, các quán bar, sự kiện event sinh nhật, trong các dịp lễ tết, tại các siêu thị, hay biểu diễn miễn phí phục vụ công chúng tại TP HNvà các tỉnh trong cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để có bữa tiec am nhac với các ban nhạc Flamenco trong nước, ban nhạc nước ngoài như Philippines, Tây ba nha … luôn sẵn sàng mang lại cho quý khách hàng những giai điệu đẹp nhất từ sứ sở bò tót, cùng với giá thuê ban nhạc flamenco rẻ nhất tại hà nội
Hotline :0977998241 Mr Trung

Cho thuê ban nhạc , nhạc công tại Hà Nội

Cho thuê ban nhạc , nhạc công tại Hà Nội
CUNG CẤP- TƯ VẤN - DÀN DỰNG -TỔ CHỨC 
Các tiết mục biểu diễn Theo nhu cầu và yêu cầu của quý khách hàng. 
Một cách chuyên nghiệp nhất , Thành công nhất và hay nhất 
Các Công ty event , sự kiện , Trung tâm tiệc cưới , Các chương trình live show lớn ,nhỏ , các nhà tổ chức sự kiện , bầu xô  Quán cafe , phòng trà live music , đang còn vướng bận băn khoăn về chương trình của mình cần hỗ trợ về các tiết mục biểu diễn cho chương trình 
như : 
- Ca sĩ các dòng nhạc 
- Nhạc công chơi solo
- Ban nhạc live music , flamenco , jazz 
- Belly dance , múa dân gian , hiện đại , nhóm nhảy 
Sự sáng tạo trong tổ chức 1 sự kiện ,event , Những ý tưởng mới .
Hãy đến với chúng tôi
Để được tư vấn với kinh nghiệm của ekip đã thực hiện cùng với nhau suốt 5 năm qua. 
Tư vấn & cung cấp nhân sự 
Hotline : 0977998241 - Mr Trung

Cung cấp cho thuê ban nhạc flamenco , ca sĩ , nhóm múa , belly dance Chuyên nghiệp

Cung cấp cho thuê ban nhạc flamenco , ca sĩ , nhóm múa , 


belly dance Chuyên nghiệp 


hotline : 0977998241 

https://www.youtube.com/watch?v=bPCIXmK4Qto

Tổ chức sự kiện A-Z chuyên nghiệp - uy tín- giá rẻ

Tổ chức sự kiện A-Z chuyên nghiệp - uy tín- giá rẻ  
 Tổ chức sự kiện tại hà nội .
      Tổ chức sự kiện tại Hà Nội chuyên nghiệp, chúng tôi luôn mang đến cho quý khách sự tiết kiệm chi phí nhất trong tổ chức, sự đồng bộ và sự kết hợp hiệu quả trong êkíp thực hiện chương trình.
Với kinh nghệm và thế mạnh sẵn có về đội ngũ tổ chức sự kiện, thiết bị sự kiện, nhân sự biểu diễn,…Trung tâm dịch vụ biểu diễn Tây Hồ tự tin mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ tổ chức sự kiện với chất lượng tốt nhất, đảm bảo uy tín, cam kết về độ chuyên nghiệp. Chúng tôi hy sẽ mang đến sự thành công cho sự kiện và sự hài lòng cao nhất của khách hàng.
Các dịch vụ của chúng tôi gồm: 
I. TỔ CHỨC SỰ KIỆN VÀ DÀN DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT CHUYÊN NGHIỆP
- Tổ chức lễ khai trương, khánh thành
- Tổ chức lễ động thổ, khởi công.
- Tổ chức lễ kỷ niệm
- Tổ chức sinh nhật, liên hoan tất niên.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo.
- Tổ chức biểu diễn ca nhạc, gameshow…
- Tổ chức roadshow.
II. CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
 - Cung cấp PG chuyên nghiệp tại Hà Nội
- Cung cấp MC, ca sĩ chuyên nghiệp tại Hà Nội
- Cung cấp nhạc công, ban nhạc tại Hà Nội
- Cung cấp nhóm nhảy nhóm múa tại Hà Nội
- Cung cấp ảo thuật chuyên nghiệp
III. HÒA ÂM, THU ÂM PHỐI KHÍ, SÁNG TÁC CA KHÚC
- Sáng tác, Làm beat ca khúc, nhạc múa, sáng tác ca khúc theo yêu cầu,...
IV. CUNG CẤP ÂM THANH ÁNH SÁNG SỰ KIỆN CHUYÊN NGHIỆP.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
NGUYỄN HƯƠNG EVENT 
Địa chỉ: 207 khương trung mới thanh xuân hà nội 
Hotline: 0977998241 Mr Trung
Email: Trungartflamenco@gmail.com
website: http://nguyenhuongevent,blogspot.com

Nắm bắt câu hỏi Tổ chức sự kiện

Nắm bắt câu hỏi Tổ chức sự kiện
Để thành công khi tạo (tổ chức sự kiện) cần xét những nguyên tắc cơ bản có ảnh hưởng quyết định đến nó. Mối quan hệ giữa “tổ chức sự kiện”, PR (quan hệ công chúng), tìm hiểu thị trường, vv... không còn là quan tâm của giới doanh nghiệp mà đã trở thành một kỹ năng cần rèn luyện của các nhà quản lý (hành chính, giáo dục, quân sự, ngoại giao,..).

Với từng đơn vị, thủ trưởng (hoặc chủ doanh nghiệp) thường có “chiến lược” (lâu dài) để phát triển đơn vị, trong khi “sự kiện” chỉ là 1 trong nhiều biện pháp để thực hiện chiến lược đó. Nói cách khác, các sự kiện (có thể xảy ra trong 1 vài giờ) chỉ để phục vụ cho chiến lược.

Một trong các mục tiêu khi tổ chức sự kiện là phục vụ cho mục tiêu chiến lược; tránh xảy ra chuyện tiểu đội đi diệt địch mà tư lệnh sư đoàn không biết. Việc chuẩn bị “tổ chức” sự kiện suy cho cùng là “đề” (đưa ra) các biện pháp hoạt động thực tiễn.

Tuy vậy, trước khi “đề” (đưa ra) thì phải vấn (hỏi). Chưa hỏi một cách kỹ lưỡng mà đã vội đưa ra cách làm thì có thể thất bại. Thực hiện quy luật “vấn” - “đề” khi giải quyết “vấn đề” tổ chức sự kiện (xem thêm 6 bước giải quyết vấn đề - RDMP), sau đây là 48 câu hỏi trước khi tạo một (hoặc một nhóm) sự kiện cụ thể. Xin được gọi là "tổ chức sự kiện" (viết tắt: TCSK) ***

I. Tổ chức sự kiện (TCSK) phải gắn với giới thiệu sản phẩm, bán hàng, tiếp thị

1. Qua sự kiện sắp tổ chức, bạn muốn giới thiệu những sản phẩm gì ?

2. Sẽ làm những gì quản lý nguồn thông tin về khách hàng ?

3. Sẽ làm gì để thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng (người, báo, đài,...)

4. Sẽ làm gì để nghiên cứu thị trường ?

5. Sẽ làm gì để xây dựng nhãn hiệu ?

6. Sẽ làm gì để thâm nhập thị trường. ?

II. TCSK để phục vụ cho chiến lược kinh doanh

7. Sẽ làm gì để phục vụ chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường ?

8. Những người tham gia sự kiện hiểu thế nào khi phải tổ chức sự kiện “không hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty ?”.

III. Để TCSK, phải xác định đối tượng “khách hàng mục tiêu”

9. Sẽ làm gì để xác định (và phát triển) số lượng (và giá trị) của những khách hàng mà sự kiện thu hút được (kể cả những khách hàng tiềm năng) ?

10. Nói cụ thể, khách hàng của mình là những ai ?

11. Những thông điệp gì mà Công ty muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu ?.

12. Sẽ kiểm tra mấy lần đối với kế hoạch chi tiết về các hoạt động thu hút đúng đối tượng khách hàng (mà công ty) cần hướng đến,

13. Sẽ làm gì để hạn chế những đối tượng không nhiều tiềm năng (giúp chúng ta có thể làm việc tập trung và hiệu quả hơn cho những khách hàng kia).

IV. Phải nêu ra được các mục tiêu cụ thể của việc TCSK

Sau này sẽ không đo được những kết quả mà sự kiện mang lại cho danh tiếng của công ty, nếu hôm nay chưa đặt ra các mục tiêu cần hướng đến. Phải tổ chức mấy sự kiện, vậy mục tiêu cụ thể đối với mỗi sự kiện là gì ?

14. Vẫn tổ chức nhiều sự kiện hay điều chỉnh (thêm, bớt, ghép, mở rộng - 1 sự kiện nào đó)

15. Vậy mục tiêu chung của công ty khi quyết định tổ chức cả 9 sự kiện là gì ?.

16. Mục tiêu phát triển uy tín công ty lần này là những gì, đối với những ai ?

17. Mục tiêu lợi nhuận (tiền bạc) lần này là bao nhiêu ?

18. Mục tiêu xây dựng quan hệ lần này là những gì ?

19. Mục tiêu chiếm lĩnh cơ hội lần này là những gì ?

20. Các mục tiêu khác

21. Với mỗi sự kiện cụ thể (trong các sự kiện) cần đạt mục tiêu gì trên đây ?

V. TCSK không là công cụ đa năng để tiếp thị

22. Để thành công trong chiến lược kinh doanh (CLKD) của công ty, có thể dùng những cách nào khác (hiệu quả hơn) thay cho việc tổ chức những sự kiện sắp tới ?

23. Hãy mạnh dạn trả lời câu hỏi (nói to lên một cách kiên quyết) :”Có cần thiết phải tổ chức sự kiện không” ?

24. Có cần điều chỉnh gì nữa ?.

25. Nếu không quan tâm đến sự thoả mãn từ phía khách hàng (và khán giả), công ty sẽ thoả mãn bao nhiêu % khi sự kiện được tổ chức ?

VI. CLKD thì lâu dài còn TCSK chỉ diễn ra vài ngày (hoặc vài giờ)

Tổ chức sự kiện thường chỉ là một phần nhỏ của chiến lược tiếp thị và quảng bá cho doanh nghiệp.

26. Những nội dung khác trong “chiến lược tiếp thị và quảng bá ” của công ty là gì ?

27. Lúc này (năm, quý, tháng), việc tổ chức sự kiện chiếm bao nhiêu % trong “chiến lược tiếp thị và quảng bá ” của công ty ?

VII. Doanh nghiệp phải làm gì để quảng bá cho việc TCSK

28. “Không chỉ dựa vào lần tổ chức sự kiện này để công ty nắm tất cả cơ hội tiềm năng”. Bạn có đồng ý vậy không ?

29. Trước khi tổ chức sự kiện, công ty sẽ tổ chức những hoạt động quảng bá nào ?

30. Qua những hoạt động quảng bá trước khi tổ chức sự kiện, doanh nghiệp cần làm những gì để xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu ?

31. Qua những hoạt động quảng bá trước khi tổ chức sự kiện, doanh nghiệp cần làm những gì để thu hút sự tham gia của khách hàng mục tiêu

32. Với sự góp mặt của nhiều công ty khác nhau trong thời gian tổ chức sự kiện, doanh nghiệp cần tổ chức hoạt động xúc tiến và quảng bá như thế nào để tranh thủ sự ưu tiên quan tâm của những khách hàng tham dự ?

VIII. Doanh nghiệp cần làm gì để thiết lập và phát triển liên hệ khách hàng

33. Cần làm gì để dồn hết sự tập trung vào “chất lượng”, thay vì số lượng các lần gặp gỡ khách hàng ?

34. Cần làm gì để sau khi kết thúc từng sự kiện để theo sát các mối liên hệ đã tạo dựng được nhằm tạo ra lợi nhuận thực sự cho công ty (với tập trung, kiên nhẫn).

35. Công ty đã chuẩn bị kế hoạch quản lý những mối liên hệ đó chưa ?

36. Cần làm những gì trước khi quyết định đầu tư vào việc tổ chức sự kiện lần khác.

IX. Thể hiện sự chú ý đối với nguồn nhân lực

Nếu sự kiện là phương tiện quảng bá trực tiếp, thì yếu tố để đạt mục tiêu quảng bá chính là sự tham gia ở cả hai phía: phía khách hàng và phía tổ chức sự kiện. Vì thế:

37. Trước, trong, sau sự kiện, công ty cần làm gì để phát huy tác dụng của khách hàng

38. Trước, trong, sau sự kiện, công ty cần làm gì để phát huy tác dụng của người tổ cức sự kiện

39. Làm gì để xác định đúng đối tượng khách hàng ?

40. Làm gì để thuyết phục khách hàng hưởng ứng bạn trong sự kiện thương mại này.

41. Làm gì để tuyển chọn đội ngũ nhân viên để có thể giao tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu .

42. Làm gì để huấn luyện và tạo động lực tốt cho đội ngũ nhân viên để có thể giao tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu .

X. Làm gì để việc TCSK phục vụ cho mục tiêu kinh doanh

43. Làm gì để mỗi thành viên tham gia sự kiện được hiểu, nhớ, làm đúng “mục tiêu chung” của lần tổ chức 9 sự kiện này ?

44. Làm gì để mỗi thành viên tham gia mỗi sự kiện được hiểu, nhớ, làm đúng “mục tiêu” của sự kiện đó ?

45. Làm gì để mỗi sự kiện thực sự là một cuộc triển lãm hàng hoá hấp dẫn, thu hút,

46. Làm gì để tạo được tinh thần hiếu khách,

47. Làm gì để bảo đảm các yếu tố hậu cần và vô số những công việc lặt vặt khác.

48. Làm gì để mối thành viên tham gia sự kiện hiểu rằng “sự kiện cũng chỉ là một yếu tố, một thành phần trong toàn bộ chiến lược tiếp thị, là phương tiện để hướng đến mục đích cuối cùng và chịu sự chi phối của toàn bộ chiến lược kinh doanh của công ty ?”.

Chưa giải đáp thông suốt về 48 câu hỏi trên đây thì chưa nên ra quyết định tổ chức sự kiện (chưa "vấn" mà đã "đề"). Việc “hỏi - đáp” liên quan trước mắt đối với thủ trưởng và với nhóm tổ chức sự kiện.

Với thủ trưởng (nhà quản lý, chủ doanh nghiệp):

Việc tổ chức sự kiện có khi không do doanh nghiệp đãm trách mà phải thuê các nhóm dịch vụ tổ chức sự kiện; bấy giờ, tuỳ thuộc vào tỷ lệ % trọn gói trách nhiệm đến đâu để người thủ trưởng cung cấp thông tin hướng dẫn cho bên dịch vụ tổ chức sự kiện (căn cứ vào 48 câu hỏi đáp); nếu nhà quản lý thuê nhóm tổ chức sự kiện “chỉ đâu đánh đó” thì chủ doanh nghiệp ít phải trả lời câu hỏi (ông chủ bảo gì thì nhóm tổ chức làm điều ấy). Nhưng khi thuê nhóm tổ chức sự kiện để "giao trọn gói trách nhiệm" thì nhà quản lý phải chủ động cung cấp những yêu cầu cần thiết từ 48 câu hỏi trên đây trước khi nhóm này viết kịch bản chi tiết; việc viết và duyệt kịch bản được “căn cứ vào yêu cầu - đã được nhà quản lý triển khai từ trước đó”, không để xảy ra tình cảnh vừa viết vừa sửa.

Với nhóm tổ chức sự kiện (trọn gói):

Sau khi được phía chủ doanh nghiêp cho biết lý do, mục tiêu (WHY), việc lập “kịch bản” để tổ chức sự kiện được xuất phát từ một trong 4 hướng sau đây:

    Một là, từ "quá trình" hoạt động (mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện, con người, kết quả,...);
    Hai là, từ các "chức năng" quản lý (hoạch định -> tổ chức -> chỉ đạo -> tổng kết);
    Ba là, từ quy tắc (4 W+ H) hay [(what, when, where, who) + how)]
    Bốn là, phối hợp các hướng trên đây. Ví dụ: (theo hướng “phối hợp”), nhóm tổ chức sự kiện sẽ hỏi đáp 12 câu sau đây trước khi dưng kịch bản:



1. Các mục tiêu của sự kiện này là gì ?

2. Sự kiện sẽ tổ chức ở đâu ? Chỗ đó ra sao ?

3. Sự kiện sẽ tổ chức từ bao giờ ?

4. Thời tiết lúc ấy thế nào ?

5. Hoạt động của sự kiện gồm lần lượt những gì ?

6. Nhóm tổ chức sự kiện gồm những ai ? Quan hệ giữa họ ra sao (Phối hợp, phục tùng, chỉ huy)

7. Phương pháp tổ chức sự kiện là gì ?

8. Phương tiện cho nhóm tổ chức sự kiện gồm những gì ?

9. Nhóm thực hiện sự kiện gồm những ai (diễn viên, khách mời, ...) ? Tính chuyên nghiệp của họ ra sao ?

10. Phương tiện cho những người thực hiện sự kiện sử dụng - gồm những gì ?

11. Nhóm khách hàng mục tiêu đối với sự kiện này là những ai ? Những hoạt động đối với họ (trước, trong và sau khi tổ chức sự kiện ) ?

12. Nhóm khách hành tiềm năng đối với sự kiện này là những ai ? Những hoạt động đối với họ (trước, trong và sau khi tổ chức sự kiện ) ?

13. Có sự xuất hiện của nhóm cạnh tranh hay không ? Họ là những ai ? Những hoạt động đối với họ (trước, trong và sau khi tổ chức sự kiện) ?

14. Các biện pháp khích lệ người tham gia sự kiện (phía nhóm tổ chức, phía nhóm thực hiện) là những gì ? vào lúc nào (trong khi, sau khi) ?

15. Các biện pháp đánh giá người tham gia sự kiện (phía nhóm tổ chức, phía nhóm thực hiện) là những gì ? vào lúc nào (trong khi, sau khi) ?

16. Việc tổng kết sự kiện để rút bài học kinh nghiệm (cho chủ doanh nghiệp, cho phía tổ chức sự kiện).

QUY TRÌNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN ?

QUY TRÌNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN 
Quản lý 1 sự kiện bao gồm quá trình hoạch định và kiểm soát về chi phí (cost), công việc (content) và rủi ro (risk) đi kèm với những ràng buộc về luật pháp (legal), văn hóa đạo đức (ethical) và những thay đổi không thể lường trước được ở bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp.

Một Event luôn phải trải qua những thủ tục cơ bản sau:

    Hình thành chủ đề (theme) cho event: chủ đề này sẽ chịu sự ràng buộc và chi phối bởi nhiều vấn đề vĩ mô như luật (regulation), khu vực tổ chức (site choise), văn hoá riêng của khách hàng (client culture), nguồn lực (resource); và những vấn đề vi mô như địa điểm tổ chức (venue), cách thức phục vụ (entertaiment, artist, speaker), cách trang trí (decoration), âm thanh ánh sáng (sound and light), các kỹ xảo, hiệu ứng đặc biệt (audiovisual, special effects).

    Viết chương trình (proposal): là cách tạo sản phẩm event trên giấy tờ. Chương trình này sẽ được gửi đến khách hàng với bàng báo giá và chờ phản hồi từ phía khách hàng. Thông thường, đối với 1 event, đây là giai đoạn quan trọng nhất, tạo sự khác biệt giữa các công ty event với nhau. Nhưng, 1 ý tưởng hay vẫn chưa bảo đảm cho sự thành công của event bởi còn phụ thuộc nhiều vào khâu tổ chức.

    Hoạch định: đó là quá trình mà người hoạch định sẽ hình thành trước trong đầu các công việc cần thiết cho event. Kết quả của việc hoạch định sẽ là Các công việc cần - Required jobs (ví dụ như: chuẩn bị đặt hàng cho dàn dựng và trang trí, tiến hành dàn dựng và trang trí địa điểm tổ chức sự kiện, tổng đợt chương trình..); Bảng phân công công việc - Checklist (ai sẽ chịu trách nhiệm đặt hàng và hối thúc các nhà cung cấp) và Thời hạn hoàn thành công việc - Timeline.

    Thực hiện kế hoạch có kèm kiểm soát: lúc này mọi người sẽ thực hiện công việc đặt ngoài (outsourcing) theo kế hoạch và có sự giám sát của các trưởng bộ phận.

    Tổ chức event và theo dõi event: các trưởng bộ phận sẽ điều phối nhân lực theo công việc đã được phân công. Những lúc có phát sinh ngoài dự kiến, mọi người sẽ cùng tập hợp lại đề cùng giải quyết tại chỗ.

    Kết thúc event, chuyển đồ đạc về kho (removal): dọn dẹp nơi tổ chức (cleaning), sữa lại các vật dụng đã sử dụng (repair), thanh toán hợp đồng cho các nhà cung cấp (contract acquittal), bảo quản kho (storage)...

    Họp rút kinh nghiệm: sau khi event kết thúc, mỗi bộ phận sẽ viết báo cáo ghi lại những thiếu sót về quá trình chuẩn bị, quá trình diễn ra và quá trình kết thúc để cùng nhau rút kinh nghiệm cho những sự kiện sau.

Nghe tưởng chừng đơn giản là thế, nhưng công việc tổ chức event là 1 công việc khó. Nó đòi hỏi các công ty phải thực sự tâm huyết với công việc mìmh đang làm. Hy vọng, với quy trình cụ thể này sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những người làm event ở Việt Nam khi biết rằng mọi người sẽ hiểu và đồng cảm với công việc của mình.

Bí quyết Tổ chức sự kiện thành công

Bí quyết Tổ chức sự kiện thành công
Trung bình hàng năm các doanh nghiệp chi hơn 20 tỉ USD cho việc quảng bá sản phẩm và 15 tỉ USD vào hoạt động tổ chức các sự kiện khác nhau như hội nghị khách hàng, giới thiệu và trưng bày sản phẩm... Tuy nhiên, hầu hết những người làm công tác tiếp thị đều không ý thức được một cách rõ ràng đâu là lợi ích mà khoản đầu tư đó mang lại.

Trên thực tế, việc kết hợp giữa một kế hoạch chu đáo, sự đánh giá các khoản đầu tư với mục tiêu chiến lược chính là giá trị lớn nhất mà khoản đầu tư này mang lại cho doanh nghiệp. Trước hết, bạn cần phải xem xét những nguyên tắc cơ bản có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của hoạt động tổ chức sự kiện, được trình bày một cách cô đọng trong 10 nguyên tắc như sau :

1. Tổ chức sự kiện là kết hợp giữa Bán hàng và Hoạt động tiếp thị.

Tổ chức sự kiện là sự phối hợp ăn ý giữa các yếu tố: hoạt động bán hàng, quản lý thông tin khách hàng, quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường, xây dựng nhãn hiệu và thâm nhập thị trường. Trên thực tế, trong lĩnh vực tiếp thị, tổ chức sự kiện rất gần với hoạt động bán hàng của công ty. Có thể nói, nó cũng na ná như việc bán hàng kèm theo một mẩu quảng cáo và một chiến dịch PR. Nếu hiểu hoạt động tổ chức sự kiện chỉ đơn giản là “bán hàng” hoặc “tiếp thị” thì chúng ta đã bỏ sót những yếu tố quan trọng khác của nó.

2. Tổ chức sự kiện phải là một thành phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp.

Hãy xem việc tổ chức sự kiện là một phần của chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường, bởi vì nếu chỉ được xem như một hoạt động phụ bổ sung vào chiến lược tiếp thị của công ty và mỗi năm chỉ “làm cho có”, nó sẽ nhanh chóng trở thành một khoản chi thay vì là vốn đầu tư. Do vậy, doanh nghiệp cần xem xét chiến lược tiếp thị hỗn hợp mà công ty thực hiện hàng năm để điều chỉnh hoạt động tổ chức sự kiện này sao cho có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Nhưng bạn cũng đừng quên một điều: tổ chức sự kiện không phải lúc nào cũng là một lực đẩy cần thiết và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty.

3. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu.

Mức độ thành công của một sự kiện được đánh giá thông qua số lượng và giá trị của những khách hàng mà sự kiện đó thu hút được, kể cả những khách hàng tiềm năng. Đối với một cuộc triển lãm thương mại, cho dù quy mô của nó có “tầm cỡ” đến đâu, bất kể bạn ra sức tạo ấn tượng như thế nào, nó cũng sẽ trở thành vô nghĩa nếu xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu. Do đó, khi chuẩn bị tổ chức một sự kiện, bạn hãy lên kế hoạch chi tiết cho những hoạt động của mình nhằm thu hút đúng đối tượng khách hàng cần hướng đến, đồng thời hạn chế những đối tượng không có nhiều tiềm năng để chúng ta có thể làm việc tập trung và hiệu quả hơn. Bạn cần phải biết rõ khách hàng của mình là ai và những thông điệp gì bạn muốn truyền tải đến họ.

4. Đặt mục tiêu cụ thể.

Kế hoạch và ngân sách là những căn cứ để chúng ta đánh giá hiệu quả công việc. Lĩnh vực tổ chức sự kiện thường không được chú trọng và đầu tư đúng mức, vì thế khó mà “cân đo” được những kết quả mà hoạt động này mang lại cho danh tiếng của công ty, nếu không đặt ra trước những mục tiêu cần hướng đến. Đặt ra mục tiêu cho hoạt động tổ chức sự kiện là một công việc không hề đơn giản nhưng rất cần thiết, vì chúng ta cần phải đánh giá được hiệu quả công việc sắp tiến hành.

5. Tổ chức sự kiện không phải là một công cụ tiếp thị đa năng.

Chẳng hạn, một cuộc triển lãm hàng hoá sẽ không mấy hiệu quả trong việc khuếch trương danh tiếng của công ty. Nếu mục tiêu của bạn chỉ gói gọn trong việc xây dựng một danh sách khách hàng để có thể liên lạc với họ thường xuyên, thì các cuộc triển lãm như thế là một cách làm vừa tốn kém, vừa phô trương. Có những lựa chọn khác thuyết phục hơn trong số những công cụ tiếp thị mà không phải nhờ sự trợ giúp của bộ phận tổ chức sự kiện. Do đó, không có gì đáng ngại nếu đối thủ cạnh tranh dành ra nhiều ngân sách hơn, đầu tư nhiều hơn cho hoạt động tổ chức sự kiện so với công ty của bạn. Bạn chắc chắn sẽ đạt được những kết quả tốt hơn họ nhờ vào những sự kiện tập trung, có mục đích cụ thể với ngân sách vừa phải.

6. Với một chương trình tiếp thị kéo dài nhiều tháng liền, sự kiện thương mại chỉ cần diễn ra trong một vài ngày.

Tổ chức sự kiện chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ chiến lược tiếp thị và quảng bá cho doanh nghiệp. Một số công ty nghĩ rằng họ cần kéo dài thời gian tổ chức hoặc tham gia các cuộc triển lãm thương mại. Hãy luôn nhớ rằng, chúng ta đang quản lý một chiến dịch tiếp thị toàn diện, trong đó sự kiện thương mại chỉ là một phần công việc phải được thực hiện mà thôi.

7. Quảng bá sự kiện.

Không thể chỉ dựa vào việc điều hành, thực hiện một cuộc triển lãm sản phẩm mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được tất cả các cơ hội tiềm năng. Quá trình quảng bá trước khi tổ chức sự kiện có thể nói là việc cần thiết và quan trọng nhất của hoạt động tiếp thị hiện đại, nhờ đó doanh nghiệp có thể xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu và thu hút họ tham gia. Đối với những sự kiện thương mại có sự góp mặt của nhiều công ty khác nhau, bạn càng cần phải tổ chức hoạt động xúc tiến và quảng bá rộng rãi nhằm tranh thủ sự ưu tiên quan tâm của những khách hàng tham dự.

8. Thiết lập và theo sát các mối liên hệ.

Nếu triển lãm thương mại đang diễn ra, bạn hãy dồn hết sự tập trung vào “chất lượng”, thay vì số lượng các lần gặp gỡ khách hàng. Sau khi kết thúc một sự kiện thương mại như thế, bạn phải theo sát các mối liên hệ đã tạo dựng được để có thể tạo ra lợi nhuận thực sự cho công ty. Việc này là cả một quá trình đòi hỏi sự tập trung và kiên nhẫn. Đừng tiếp tục, nếu công ty của bạn chưa chuẩn bị kế hoạch quản lý những mối liên hệ đó. Hãy làm việc này trước khi quyết định bỏ vốn để đầu tư vào việc tổ chức một sự kiện khác.

9. Nhân lực là yếu tố quan trọng.

Nếu như các sự kiện thương mại là phương tiện quảng bá trực tiếp, thì yếu tố để đạt được mục tiêu quảng bá chính là chủ thể tham gia ở cả hai phía: người được truyền tải và người thực hiện việc truyền tải thông tin. Thành công sẽ nằm ở việc xác định đúng đối tượng khách hàng và thuyết phục họ hưởng ứng bạn trong sự kiện thương mại đó. Đồng thời, việc tuyển chọn, huấn luyện và tạo động lực tốt cho đội ngũ nhân viên để có thể giao tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu này cũng không kém phần quan trọng.

10. Sự kiện thương mại phải phục vụ cho mục tiêu kinh doanh.

Đừng quá chú trọng vào các tiểu tiết mà bỏ quên mục tiêu chính. Tổ chức thực hiện một sự kiện thương mại là một hoạt động cực kỳ phức tạp: nó phải vừa là một cuộc triển lãm hàng hoá hấp dẫn, thu hút, vừa phải tạo được tinh thần hiếu khách, đồng thời bảo đảm các yếu tố hậu cần cũng như vô số những công việc lặt vặt khác.Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một yếu tố, một thành phần trong toàn bộ chiến lược tiếp thị, là phương tiện để hướng đến mục đích cuối cùng và chịu sự chi phối của toàn bộ chiến lược.

Tổ chức sự kiện - Nghề của ý tưởng sáng tạo nhưng đầy áp lực

Tổ chức sự kiện - Nghề của ý tưởng sáng tạo nhưng đầy áp lực 
Nhanh nhạy, năng động, sáng tạo, có đầu óc tổ chức, biết cách xoay xở tình thế và ứng phó trong mọi tình huống…, đó là những phẩm chất của những người làm công việc tổ chức sự kiện (event).
Nghề này - đang thu hút khá nhiều bạn trẻ - hiểu một cách nôm na là tổ chức các hoạt động, sự kiện mang tính tiếp thị cho một đơn vị nào đó.

“Làm dâu trăm họ”

"Ý tưởng là ưu tiên số 1" - đó là khẳng định của những ai làm event. Dự một lễ hội hoặc quảng cáo sản phẩm, bạn sẽ được tham gia nhiều trò chơi độc đáo, bất ngờ bởi cách tổ chức ấn tượng. Và bạn chợt trầm trồ: "Ồ, công ty này sao mà nghĩ ra nhiều "chiêu độc" thế nhỉ?". Chính những câu khen ngợi này là điểm giúp người tổ chức các sự kiện "ăn tiền" bởi họ đã dày công suy nghĩ tìm ý tưởng để "dụ" khách hàng. Trong những năm gần đây, nhu cầu giới thiệu sản phẩm, tổ chức tham quan nhà máy của các công ty, tập đoàn ngày càng lớn. Nếu chỉ quảng cáo suông thì đơn điệu, kém hiệu quả. Muốn có được một chương trình event "độc nhất vô nhị" phải qua nhiều giai đoạn khá công phu chứ không đơn giản như người ta nhìn thấy bề ngoài. Yêu cầu lớn nhất đối với event là phải nắm rõ cơ cấu về sản phẩm mà công ty định ra mắt khách hàng là gì? Đối tượng là ai? Địa điểm tổ chức? Sau đó, họ phải tự đặt cho bản thân hàng nghìn câu hỏi cũng như tình huống có thể xảy ra để lên kế hoạch "tác chiến". Không phải ngẫu nhiên khi người ta ví làm nghề event như làm dâu trăm họ. Một thành viên trong khâu tổ chức "Những chiếc túi tài năng" của một công ty nước ngoài cho biết: "Trong một thời gian ngắn phải thiết kế ra một chương trình khá hoàn hảo. Không chỉ đơn thuần là mình "lồng" tên của công ty lên từng sản phẩm mà phải làm sao cho sản phẩm ấy được "sống" trong sự chiêm ngưỡng của khách hàng"...

Áp lực công việc

Người tổ chức event không chỉ lên chi tiết chương trình, liên hệ với các công ty cần thiết: ánh sáng, xe cộ, đặt nhà hàng, đón khách... mà còn liên hệ với các khách mời để biết thông tin chính xác. Vất vả hơn, họ phải bám sát chương trình từ đầu đến cuối.

N.C - một nhân viên event thổ lộ: "Mọi thứ tưởng chừng đâu đã vào đấy nhưng thực sự không phải thế, đó chỉ mới bắt đầu. Sau khi tiền trạm, bọn mình nhanh chóng thay đổi phương án và bám trụ với nó. Thế nhưng, chỉ một chút ảnh hưởng của thời tiết cũng có thể bắt đầu lại từ con số 0". N.C còn nói vui: "Thời tiết có thể nói là bạn mà cũng có thể trở thành kẻ thù của những event".

Chị hương - một khách hàng cho biết: "Quả thật cách thức làm việc của họ mình không chê vào đâu được. Các bạn ấy còn rất trẻ nhưng lại rất am hiểu, năng động, thay đổi tình thế nhanh đến không ngờ. Đặc biệt là cách phục vụ của họ thật dễ thương và làm hài lòng mọi người. Tôi còn được biết có bạn vì quá lo lắng cho tour của mình mà không dám ăn uống nữa".

Ngoài ảnh hưởng của thời tiết, nhân viên event phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi chi tiết chương trình. Th.H - một nhân viên tổ chức event ở Hà Nội cho biết: "Bọn mình vừa tổ chức trao giải “Những chuyện lạ Việt Nam”. Do không thống nhất về giấy tờ, giờ giấc biểu diễn nên suýt tí nữa là "bể" chương trình". Còn K.Chi thì tỏ ra kinh nghiệm: "Dù có việc gì xảy ra thì cũng đừng nên hốt hoảng. Khâu tiền trạm là rất quan trọng, nó giúp cho mình chuẩn bị tư tưởng tốt, không bị choáng ngợp trước những tình huống xấu, rủi ro. Dù đã giữ bản kế hoạch trong tay song đó chỉ là "nháp", mọi việc còn có sự thay đổi vào giờ chót. Bởi việc bạn xử lý thụ động sẽ không thể nào tạo đủ độ tin cậy cho khách hàng".

Bên cạnh đó, event còn là nghề "đi trước về sau". Bạn phải là người đến sân bãi đầu tiên để chỉ đạo mọi thiết kế từ âm thanh, ánh sáng cho đến cái nhỏ nhặt nhất là nhà vệ sinh. Chương trình kết thúc, bạn cũng là người ở lại "chiến trường" thu gom những cái "sáng tạo" của mọi người. Nghề làm event đòi hỏi sức khỏe, chịu vất vả, gian truân để chạy đua với thời gian sao cho kịp với tiến độ chương trình. Chưa kể là sự cạnh tranh ý tưởng giữa các event. Đặc biệt, người làm event chỉ có thể nói "được", tuyệt đối không có từ "không" khi nói chuyện với khách hàng.

Tuy có nhiều vất vả song event đang là nghề thời thượng, thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Dù áp lực công việc có cao đến mấy nhưng lại đang là nghề được giới trẻ "săn đón" bởi nghề event có nhiều niềm vui mà không phải ai cũng có được, nhất là khi chương trình mình thiết kế nhận được sự hưởng ứng của nhiều người...

Tổ chức sự kiện event khi nào ?

Tổ chức sự kiện event khi nào ?

        Ngày nay, việc tổ chức những sự kiện đặc biệt (event) đã trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất trong hoạt động tiếp thị. Cũng như những công cụ tiếp thị khác, mục đích của việc tổ chức một sự kiện là gây sự chú ý cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, tạo sự quan tâm hơn nữa từ khách hàng, từ đó giúp tăng doanh số bán của công ty.

Thực tế cho thấy, nhiều công ty lớn đã dám bỏ ra hàng triệu USD mỗi năm để tổ chức các sự kiện và đã đạt được không ít thành công nhờ tăng được doanh số bán. Nhưng không phải lúc nào điều này cũng xảy ra. Để tổ chức một sự kiện thành công, bạn phải lựa chọn một thời điểm hoặc một lý do thích hợp. Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý rằng, một sự kiện, dù lớn hay nhỏ, sẽ không có tác dụng nếu nó đứng một mình. Trong tiếp thị, bạn có thể sử dụng hình thức quảng cáo hay làm công tác đối ngoại (public relations - PR) mà không cần phải tổ chức một sự kiện. Nhưng để một sự kiện có tác dụng, bạn cần phải phối hợp cả quảng cáo và PR. Việc phối hợp ba công cụ này cũng khác nhau tuỳ theo mỗi loại sự kiện.

Khai trương

Khai trương là một trong những lý do tốt nhất để tổ chức một sự kiện. Để có tác dụng tốt, bạn phải làm cho sự kiện này mang một nét đặc trưng riêng, nói lên được ngành nghề và chuyển tải được thông điệp mà bạn muốn nhắn gửi đển khách hàng, đó là: ”Chúng tôi đã có mặt. Chúng tôi khác với các đối thủ cạnh tranh, chúng tôi tối hơn các đối thủ cạnh tranh và chúng tôi đang sẵn sàng phục vụ bạn”. Bạn phải làm cho khách hàng có ấn tượng mới lạ và tốt đẹp về buỗi lễ khai trương.Nên tránh đi vào lối mòn như nhất thiết phải có chạy thử máy (đối với việc khai trương nhà máy sản xuất), cắt băng khánh thành…Hãy nghĩ ra những cách làm sáng tạo. Chẳng hạn, nếu khai trương một cửa hàng bán đồ điện tử, bạn có thể dùng một bộ điều khiển từ xa để mở cửa vào giờ khai trương. Hay để cho buổi lễ khai trương thêm phần ấn tượng, bạn có thể thiết kế thiệp mời độc đáo, đăng tải tin trên báo chí, tổ chức các chương trình giải trí, biểu diễn, tặng quà cho những người đến dự. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghĩ ra những cách để ghi nhớ và cảm ơn những khách hàng đầu tiên như gửi phiếu mua hàng miễn phí hoặc giảm giá, ghi lại tên và ngày sinh khách hàng để gửi thiệp chúc mừng sinh nhật.

Giới thiệu sản phẩm mới.

Những buổi giới thiệu sản phẩm mới thường được đi kèm với các chương trình giải trí, biểu diễn. Tuy nhiên, bạn không nên để những chương trình này kéo dài quá mức và làm cho khách hàng sao lãng với mục đích chính của bạn là giới thiệu sản phẩm/dịch vụ. Nói một cách khác, những chương trình giải trí và biểu diễn chỉ là những “chất xúc tác” còn sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn vẫn là phần “cốt lõi”. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến yếu tố không gian và thời gian khi tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm mới.

Các kỳ nghỉ, các ngày lễ.

Những dịp lễ Giáng Sinh, năm mới hoặc khi hè về, thu sang, đông đến…đều là những dịp rất tốt để bạn tổ chức các sự kiện đặc biệt. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải xây dựng được những chương trình độc đáo nhưng không đi quá xa thông điệp mà bạn muốn gửi gắm đến khách hàng.

Sự xuất hiện của những người nổi tiếng.

Làm việc với những người nổi tiếng tuy khá phức tạp nhưng lại có tác dụng rất tốt đối với chương trình tiếp thị của bạn. Trước khi tiếp cận với các nhân vật nổi tiếng, điều quan trọng là cần phải nghiên cứu kỹ lịch trình làm việc và cá tính của họ xem có thích hợp với mục tiêu tiếp thị và hình ảnh của công ty bạn hay không. Nên đối xử với những người nổi tiếng theo một tác phong “chuyên nghiệp” và nên báo cho họ biết trước chương trình chi tiết. Khi mời những nhân vật nổi tiếng hợp tác, bạn cũng phải xác định xem đối tượng khách hàng mà bạn muốn thu hút là ai, bạn muốn đưa tin về sự kiện xuất hiện của các nhân vật này trên các phương tiện truyền thông nào và bạn muốn tạo ra ấn tượng lâu dài nào đối với khách hàng.

Đồng tài trợ.

Để đạt được các mục tiêu tiếp thị của mình, bạn còn có thể tham gia tài trợ cho một sự kiện nào đó do các công ty khác tổ chức hoặc hợp tác với họ để tổ chức các chương trình từ thiện, chúc mừng sinh nhật của các doanh nghiệp khác, tài trợ cho các chương trình thi đấu thể thao, hội họp…Nhưng nên nhớ rằng, không phải chương trình nào cũng đều thích hợp cho tất cả các doanh nghiệp. Việc hợp tác tổ chức sự kiện phải tuỳ theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty bạn và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Kỷ niệm thành lập.

Đây là một sự kiện đặc biệt mà hầu hết các doanh nghiệp đều có thể tổ chức. Có một thâm niên hoạt động trong một ngành nghề nào đó là một điều đáng để doanh nghiệp tự hào và bạn nên tận dụng cơ hội này để củng cố sự ủng hộ, lòng trung thành của những khách hàng trong quá khứ và hiện tại. Buổi tiệc “sinh nhật” cũng là dịp để bạn mời những khách hàng tiềm năng và xây dựng quan hệ với họ.

Tổ chức các trò chơi và các cuộc thi.

Thực tế cho thấy, các trò chơi và các cuộc thi là những sự kiện gây được khá nhiều sự chú ý từ khách hàng. Tuy nhiên, những chương trình này chỉ có tác dụng tốt nếu nó được tổ chức và quản lý một cách hợp lý và nghiêm túc. Nghĩa là, bạn phải chứng minh được tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các trò chơi và các cuộc thi. Mọi người cần phải được thông báo, hướng dẫn rõ ràng về những thể lệ cuộc chơi như cách thức chọn lựa, đánh giá và trao giải thưởng. Và một điều quan trọng là nếu bạn đã hứa hẹn có những giải thưởng nào thi phải giữ đúng lời hứa.